Có tất cả 30 sản phẩm
Với công dụng biến những bề mặt, góc cạnh xù xì, thô ráp trở nên mịn màng hơn, sự ra đời của máy mài góc, máy chà nhám, máy đánh bóng giúp cho công việc của người thợ cơ khí trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết
Trước kia, người thợ cơ khí và thợ mộc thường phải kỳ công dùng giấy nhám để chà nhẵn các lỗ khoan hoặc bề mặt sản phẩm. Công việc này không chỉ tốn nhiều thời gian, công sức mà còn khiến cho hiệu suất lao động giảm đáng kể.
Nhưng ngày nay, với những phát kiến thông minh tạo ra các loại máy mài góc và máy chà nhám gỗ, máy đánh bóng đã giúp giải phóng sức lao động cho con người, đồng thời rút ngắn đáng kể thời gian làm việc, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người thợ.
Máy mài góc là dụng cụ cầm tay có công dụng giúp mài phẳng bề mặt vật liệu hoặc chi tiết. Ngoài ra, máy mài góc còn có thể được sử dụng như một chiếc máy cắt hay đánh bóng trên nhiều vật liệu khác nhau.
Máy mài góc- công cụ thiết yếu của những thợ cơ khí
Đây là sản phẩm thiết yếu trong lĩnh vực chế tạo và gia công. Đặc biệt là với đối tượng thợ cơ khí thường xuyên phải cắt, mài mòn và đánh bóng các vật liệu kim loại thì sản phẩm này lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhờ có khả năng tùy biến cực kỳ linh hoạt, nên chỉ với một chiếc máy mài góc, người dùng hoàn toàn có thể khai thác được nhiều hơn một tính năng như:
Công dụng đầu tiên và cơ bản nhất của một chiếc máy mài góc chính là khả năng mài mòn và đánh bóng bề mặt vật liệu kim loại. Bằng cách kết hợp một số phụ kiện như đĩa mài hay bàn chải đánh gỉ, máy mài góc sẽ giúp người thợ dễ dàng làm sạch bề mặt vật liệu.
Máy mài góc có thể mài nhẵn bề mặt và đánh bóng kim loại
Sự kết hợp đồng thời hai công dụng làm sạch và mài nhẵn này giúp đem lại thành phẩm có bề mặt nhẵn mịn, sạch sẽ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, với phụ kiện bàn chải sắt thì máy mài góc còn có khả năng chà bóng cả những chi tiết góc nhọn, kẽ nứt một cách hiệu quả.
Không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực gia công, chế tác cơ khí, máy mài góc còn là lựa chọn lý tưởng giúp người thợ xây dựng làm sạch bề mặt bê tông, vôi vữa, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc.
Công dụng cắt kim loại
Không chỉ dùng để mài góc, đánh bóng máy còn có tác dụng cắt kim loại
Người dùng hoàn toàn có thể tận dụng máy mài góc như một chiếc máy cắt kim loại mini bằng cách lắp lưỡi cắt cho thiết bị. Lúc này, chiếc máy mài góc của bạn có thể dễ dàng cắt được những thanh, miếng kim loại có kích thước nhỏ. Hoặc với những model máy mài góc có công suất lớn và lưỡi cắt tiêu chuẩn, việc cắt những tấm sắt, thép có độ dày lên tới 10cm là hoàn toàn khả thi.
Ngoài những công dụng nêu trên, nếu bạn là một người thợ mộc thì bằng mẹo thay thế đĩa mài, chiếc máy mài góc đa năng này còn có thể biến hóa trở thành một chiếc máy chà nhám, đánh bóng khá hiệu quả đấy!
Lựa chọn được máy mài góc phù hợp không hề khó nếu bạn hiểu rõ được 2 thông số sau đây khi sử dụng máy, gồm tốc độ mài và công suất của sản phẩm.
Dựa trên mục đích sử dụng của máy là để mài dũa, đánh bóng bề mặt vật liệu hay cắt kim loại mà người dùng cần lựa chọn những sản phẩm có tốc độ mài phù hợp.
Máy mài góc dùng để mài: Lúc này, vật liệu sử dụng để mài sẽ là yếu tố quyết định tốc độ mài phù hợp.
Nếu sử dụng nhám xếp mài, tốc độ 4500 vòng/phút - 7500 vòng/phút được xem là tốc độ lý tưởng. Nếu tốc độ mài lên tới 10000 vòng/phút thì bề mặt nhám xếp có thể bị cháy - điều tương tự cũng xảy ra với bề mặt inox.
Với vật liệu để mài là đá mài và ứng dụng mài trên bề mặt sắt thép thì tốc độ cao lên đến 10000 vòng/phút là hợp lý, vì khác với nhám xếp và inox, sắt thép không bị cháy bề mặt.
Máy mài góc dùng để đánh bóng: Phụ thuộc nhiều hơn vào bề mặt vật liệu cần đánh bóng. Cụ thể, với bề mặt sơn xe ô tô thì tốc độ mài chậm, dao động từ 500 vòng/phút - 800 vòng/phút là hợp lý. Còn với bề mặt inox, thông số lý tưởng là 2500 vòng/phút - 3500 vòng/phút, nếu cao hơn sẽ gây cháy bề mặt inox cần đánh bóng.
Là thông số cơ bản và là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến tuổi thọ cũng như độ bền của máy mài góc cầm tay. Máy có thể hoạt động bền bỉ trong bao lâu và phù hợp với những công việc nào, tất cả đều được thể hiện qua thông số công suất của máy.
Với nhu cầu sử dụng trong gia đình: Nếu chỉ dùng để sửa chữa, lắp đặt trong gia đình thì công suất 700W-900W là phù hợp. Máy mài góc dùng pin là lựa chọn lý tưởng trong trường hợp này.
Một số sản phẩm máy mài góc dùng cho gia đình mà Kowon phân phối:
Máy mài góc Makita GA4030
➣ Máy mài góc Makita GA4030 giá chỉ 970.000 VNĐ
➣ Máy mài góc Makita 9556HN (công tắc trượt) giá chỉ 1.220.000 VNĐ
➣ Máy mài góc Bosch GWS 060 công suất 670W giá chỉ 837.000 VNĐ
Với nhu cầu gia công nhẹ như chế tác, sản xuất thiết bị làm từ inox: Công suất dao động từ 1000W-1200W. Xem thêm:
➣ Máy mài góc Makita GA6010 công suất 1050W giá chỉ từ 2.070.000 VNĐ
➣ Máy mài góc Makita GA5010 công suất 1050W giá chỉ từ 2.020.000 VNĐ
Công nghiệp nặng như đóng tàu, thép tiền chế, ngành đúc thép, luyện kim: Công suất yêu cầu từ 1400W-2500W, loại máy thường dùng là máy mài góc khí nén.
Máy mài góc Makita GA7060
➣ Sản phẩm Máy mài góc Makita GA7060 công suất lên tới 2200W
➣ Máy mài góc Bosch GWS 20 - 180 với công suất 2000W chỉ 2.433.000 VNĐ
➣ Sản phẩm Máy mài góc Makita GA7060 với giá 2.590.000 VNĐ
Như vậy, dựa trên mục đích sử dụng của máy mà bạn sẽ biết được sản phẩm máy mài góc có công suất bao nhiêu là phù hợp nhất.
MÁY CHÀ NHÁM - MÁY ĐÁNH BÓNG
Máy chà nhám hay máy đánh bóng thực chất đều là tên dùng để chỉ một loại thiết bị có công dụng giúp chà mịn, đánh bóng các mặt phẳng, thường áp dụng nhất trong ngành chế tác, sản xuất gỗ mỹ nghệ. Vì thế nên sản phẩm này còn được gọi bằng cái tên máy chà nhám gỗ.
Những loại máy chà nhám - máy đánh bóng hiện đại thậm chí còn có khả năng hút bụi vô cùng hữu ích, không những giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động, tránh được các vấn đề về sức khỏe do làm việc trong điều kiện nhiều bụi bẩn.
Với sự đa dạng về kiểu dáng và công dụng, máy chà nhám - đánh bóng đã trở thành công cụ đắc lực giúp giảm thiểu gánh nặng công việc cho người thợ, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ thời gian làm việc được rút ngắn lại.
Dựa trên thiết kế của máy và hình thức bên ngoài thì Máy được chia làm 3 loại khác nhau:
Sở dĩ loại máy chà nhám cầm tay này có tên như vậy là bởi kích cỡ giấy chà nhám mà 2 loại máy này sử dụng chỉ bằng ½ hoặc ¼ kích thước của một tấm giấy nhám tiêu chuẩn.
Về trọng lượng, máy chà nhám vuông nhẹ hơn so với máy chà nhám kỹ thuật nên cho cảm giác thoải mái hơn khi cầm trên tay, đồng thời cũng ít gây nhức mỏi khi sử dụng.
Máy chà nhám hình vuông (chữ nhật) có ưu điểm là nhẹ nên cầm thoải mái hơn
Hai loại máy này có cùng độ dài cạnh trước và sau, đó là lý do sử dụng máy chà nhám chữ nhật sẽ tốn tiền giấy nhám hơn là máy chà nhám vuông. Chưa kể máy chà nhám vuông nhỏ, nhẹ hơn nên dễ dàng di chuyển, len lỏi để chà nhẵn các góc cạnh hơn.
Hay nói cách khác, máy chà nhám vuông chính là thiết bị được cải tiến để khắc phục được những khuyết điểm còn tồn tại ở máy chà nhám chữ nhật.
Tên gọi này bắt nguồn từ chi tiết dây đai chắc chắn được thiết kế gắn với động cơ trong máy và một bộ phận được gọi là cặp tang trống có thể quay. Tổ hợp những chi tiết này giúp tạo ra một hệ thống chà nhám với áp lực lớn, tốc độ nhanh, mạnh và linh hoạt.
Máy có trọng lượng nặng nề thường dùng khi chà nhám diện tích lớn
Máy chà nhám đai cầm tay là lựa chọn phổ biến khi cần chà nhám chuyên nghiệp. Với trọng lượng nặng nề và kích thước khá cồng kềnh, gây ra khá nhiều khó khăn cho người sử dụng nên chỉ khi cần lát sàn gỗ và chà nhám hàng trăm cây xà gỗ người ta mới hay dùng đến thiết bị này.
Máy chà nhám tròn thường dùng đánh bóng các vết trầy xước trên bề mặt mỏng
Hay còn được gọi là máy chà nhám tròn. Đây là thiết bị có phần đế chà nhám có thể hoạt động theo các hướng quỹ đạo ngẫu nhiên trên bề mặt của vật liệu. Đế chà của dòng máy này thường có hình tròn và tốc độ quay lớn nên phù hợp để chà nhám, đánh bóng các vết trầy xước trên bề mặt vật liệu rộng.
Giấy nhám là phụ kiện không thể thiếu khi sử dụng máy chà nhám
Giấy nhám là phụ kiện không thể thiếu dù bạn sử dụng bất cứ loại máy chà nhám - máy đánh bóng nào. Các loại giấy nhám thông dụng gồm có:
Ta không thể sử dụng được toàn bộ bề mặt của đế chà nhám. Thường thì phần cạnh trước là vị trí được sử dụng nhiều nhất, sau đó đến phần cạnh sau và phần giữa ít khi được sử dụng. Đặc điểm này cũng giống như bàn chân của chúng ta vậy, phần đầu bàn chân và gót chân sẽ tiếp xúc và chịu lực nhiều hơn là lòng bàn chân ở giữa.
Bạn nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi vận hành máy
Hiện nay, các sản phẩm máy mài góc, máy chà nhám - máy đánh bóng của các thương hiệu nổi tiếng và uy tín như Bosch, Makita… đều đã có mặt tại các Showroom thuộc hệ thống phân phối Thiết bị cơ khí và tiện ích gia đình Kowon.
Quý khách hàng có thể dành chút thời gian ghé thăm và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, hoặc gọi đến tổng đài 1900 9410 để nhận được báo giá máy chà nhám, máy mài góc cũng như được đội ngũ kỹ thuật viên tư vấn và giải đáp kịp thời các thắc mắc của mình.